Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các quốc gia, doanh nghiệp và cá nhân trong mọi ngành nghề, lĩnh vực. Tuy nhiên, bên cạnh những tiềm năng to lớn, chuyển đổi số cũng đặt ra nhiều thách thức, đặc biệt là vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao.

Thực trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay

Theo dự báo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), đến năm 2025, thế giới sẽ thiếu hụt 97 triệu nhân viên chất lượng cao về kỹ năng số. McKinsey Global Institute cũng đưa ra con số tương tự, với dự báo thiếu hụt 85 triệu nhân viên có kỹ năng số vào năm 2030.

Tại Việt Nam, tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao trong chuyển đổi số cũng đang diễn ra nghiêm trọng. Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2023, Việt Nam cần đến 1 triệu nhân lực cho chuyển đổi số, nhưng hiện nay chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu. 

Phó tổng giám đốc FPT Digital, Tiến sĩ Lê Hùng Cường, cho biết rằng gần đây chuyển đổi số đã trở thành chiến lược quan trọng của nhiều doanh nghiệp, dẫn đến nhu cầu cao về nhân lực trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, Việt Nam đang đối mặt với sự thiếu hụt về số lượng và kỹ năng nhân lực chất lượng cao cần thiết để quản lý hiệu quả các dự án chuyển đổi số.

Ông Cường nhấn mạnh rằng, dựa trên một khảo sát, chỉ có 40% các doanh nghiệp khẳng định rằng họ có đủ kỹ năng CNTT&TT để vận hành và tận dụng tối đa hệ thống công nghệ số của mình. Điều đó cho thấy nhu cầu về nhân lực có kỹ năng số tăng cao.

tien-si-le-hung-cuong-chia-se-tai-hoi-thao-chuyen-doi-so-doanh-nghiep-o-ha-noi
Tiến sĩ Lê Hùng Cường chia sẻ tại hội thảo Chuyển đổi số doanh nghiệp ở Hà Nội (Nguồn:VnExpress)

Nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt

Các yếu tố chính dẫn đến sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực chuyển đổi số ở Việt Nam có thể kể đến:

Chất lượng đào tạo chưa đáp ứng kịp nhu cầu thị trường: Mặc dù có nhiều trường, cơ sở đào tạo CNTT nhưng chương trình đào tạo chưa cập nhật công nghệ mới, thiếu gắn kết với thực tiễn doanh nghiệp. Điều này dẫn đến việc sinh viên sau khi tốt nghiệp không đáp ứng được yêu cầu của thị trường chuyển đổi số, cần phải đào tạo lại hoặc thay đổi nghề nghiệp.

Cơ sở vật chất, môi trường thực hành còn kém: Nguồn nhân lực chưa có được môi trường học tập cũng như không gian thực hành lý tưởng, cần có sự đầu tư lớn hơn vào cơ sở vật chất và phòng Lab để nâng cao chất lượng đào tạo.

Nhận thức của người lao động chưa cao: Nhiều người chưa hiểu rõ tầm quan trọng của kỹ năng số và chưa có định hướng phát triển nghề nghiệp phù hợp. Mặc dù hiện nay chuyển đổi số là một trong các ngành nghề mang lại mức thu nhập đáng kể.

Thiếu sự quan tâm từ doanh nghiệp: Điều này phần nào do môi trường làm việc tại các doanh nghiệp chưa đủ hấp dẫn, mức thu nhập cũng như chế độ đãi ngộ cho nhân lực công nghệ số vẫn còn thấp, chưa thu hút được nhiều người quan tâm lĩnh vực chuyển đổi số.

Giải pháp khắc phục

Để giải quyết vấn đề thiếu hụt nhân lực có kỹ năng cao, có một số giải pháp cần được triển khai như:

Nâng cao chất lượng đào tạo

Việc cập nhật chương trình đào tạo để phản ánh những công nghệ mới nhất và xu hướng thị trường là cần thiết. Điều này không chỉ giúp sinh viên có được kiến thức cập nhật mà còn tạo điều kiện cho họ thực hành với các dự án thực tế thông qua sự gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp. Mối liên kết này cũng giúp doanh nghiệp có thể đóng góp vào quá trình đào tạo, đảm bảo rằng sinh viên sẽ có những kỹ năng phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động.  

Về vấn đề này, NLT Academy tự hào là một những học viện tiên phong đi đầu trong việc cung cấp các khóa học chuyên sâu về chuyển đổi số, với tiêu chí ứng dụng tính thực tiễn cao đi đầu, NLT Academy cam kết sẽ giúp các bạn học viên có được kiến thức nền tảng vững chắc cùng kinh nghiệm thực chiến trong suốt khóa học, giúp các bạn đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động hiện nay.

>> Xem thêm: Học viện đào tạo chuyển đổi số NLT Academy

Nâng cao nhận thức của người lao động

Tuyên truyền và giáo dục về tầm quan trọng của chuyển đổi số là không thể thiếu. Cần có các chiến dịch thông tin rộng rãi để người lao động hiểu rõ về cơ hội nghề nghiệp mà chuyển đổi số mang lại, từ đó khuyến khích họ tự học và phát triển kỹ năng số cần thiết.

Tăng cường thu hút và giữ chân người lao động

Để thu hút và giữ chân những nhân tài trong lĩnh vực công nghệ, việc xây dựng một môi trường làm việc tích cực, nơi sự sáng tạo và đổi mới được khuyến khích, là rất quan trọng. Một chế độ đãi ngộ hấp dẫn cùng với cơ hội phát triển nghề nghiệp rõ ràng sẽ giúp nhân viên cảm thấy được trân trọng và có động lực để gắn bó lâu dài với tổ chức.

Những giải pháp này, khi được thực hiện đồng bộ và mạnh mẽ, sẽ góp phần tạo ra một lực lượng lao động kỹ thuật số mạnh mẽ, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của thời đại số.

Thiếu hụt nhân lực chất lượng cao là thách thức nhưng cũng là cơ hội vàng cho sinh viên sắp ra trường

con-khat-nguon-nhan-luc-chat-luong-cao-la-co-hoi-vang-cho-gioi-tre
“Cơn khát” nguồn nhân lực chất lượng cao là cơ hội vàng cho giới trẻ

Mặc dù tình trạng thiếu hụt nguồn chất lượng cao gây ra những thách thức thực sự cho các công ty, nhưng nó cũng mở ra những cơ hội to lớn cho sinh viên mới ra trường muốn khởi đầu con đường sự nghiệp của mình. Theo các báo cáo gần đây, nhu cầu nhân sự CNTT tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng hơn 40% trong những năm tới. Điều này khiến các sinh viên mới ra trường có kỹ năng số cao trở nên cực kỳ quý giá và nằm trong vị thế tốt để giành được những vị trí công việc lương cao. Có thể kể đến:

Chuyên viên/ Nhân viên phân tích dữ liệu: Với nhiều doanh nghiệp đang khai thác dữ liệu lớn, nhu cầu về các chuyên gia có thể khai thác thông tin từ dữ liệu đang tăng vọt. Một nhân viên phân tích dữ liệu mới ra trường kiếm được khoảng 20-30 triệu đồng/tháng ($850 – $1300). Với các bạn đã có kinh nghiệm có thể nhận mức lương trên 50 triệu đồng/tháng (khoảng $2100 trở lên) tại các công ty hàng đầu.

Chuyên viên An ninh mạng: Sự gia tăng của các mối đe dọa an ninh mạng đang thúc đẩy nhu cầu cấp bách về chuyên gia an toàn thông tin tại Việt Nam. Sinh viên mới ra trường chuyên ngành an ninh mạng khởi đầu với mức lương từ 18-25 triệu đồng/tháng ($750 – $1.050). Các chuyên gia và quản lý an ninh mạng cấp cao có thể kiếm được trên 40 triệu đồng/tháng (khoảng $1700).

Kỹ sư Điện toán Đám mây: Việc áp dụng đám mây đang tăng tốc nhanh chóng tại Việt Nam, dẫn đến nhu cầu thiếu hụt trầm trọng về nhân tài điện toán đám mây. Kiến trúc sư và kỹ sư giải pháp đám mây mới vào nghề kiếm được khoảng 25-35 triệu đồng/tháng (khoảng $1050 – $1500). Ở cấp cao hơn, họ có thể nhận mức lương trên 45 triệu đồng/tháng

Lập trình viên Full Stack: Các startup và công ty sản phẩm số của Việt Nam đang cần gấp các lập trình viên full stack đa năng, thành thạo cả phía front-end và back-end. Lương của lập trình viên full stack mới vào nghề dao động từ 20-30 triệu đồng/tháng ($850 – $1300). Khi có kinh nghiệm, trưởng nhóm lập trình có thể nhận được mức lương trên 40 triệu đồng/tháng ($1700).

Ngoài mức lương hấp dẫn, những nghề nghiệp số này tại Việt Nam còn mang lại cơ hội phát triển kỹ năng, thăng tiến nghề nghiệp và đóng góp vào quá trình chuyển đổi số của đất nước.

Kết luận

Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao là rào cản lớn trong quá trình chuyển đổi số. Là đơn vị cung cấp các khóa học cũng như chương trình đào tạo đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, NLT Academy góp phần khắc phục được rào cản về nguồn nhân lực trong thời đại số 4.0 ngày nay. Hãy cùng chờ đón thêm các bài viết liên quan đến công nghệ số đến từ NLT Academy nhé!

NLT Academy tổng hợp

>> Có thể bạn quan tâm: